Ông Warren cho biết: Các nhà mạng Hàn Quốc hiện đang cung cấp vùng phủ sóng 5G tại các khu vực đô thị đông đúc ở 85 thành phố trên khắp đất nước châu Á này. Vào cuối năm nay, vùng phủ sóng 5G cũng sẽ được mở rộng đến các khu vực nông thôn và ngoại ô ở 85 thành phố này.
Vào tháng 12 năm 2018, các nhà mạng đã tung ra dịch vụ 5G của họ tại thủ đô Seoul và 6 thành phố lớn ở Hàn Quốc. Dịch vụ này hiện đang được cung cấp thông qua phổ tần trong băng tần 3,5 GHz.
Ông Warren còn cho hay: Các nhà mạng cũng sẽ sử dụng phổ tần trong băng tần 28 GHz để mở rộng vùng phủ sóng trên toàn quốc vào cuối năm 2019.
Hàn Quốc tuyên bố là quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai đầy đủ dịch vụ thương mại 5G vào ngày 5 tháng 4 năm 2019. Theo một báo cáo gần đây, số lượng thuê bao 5G tại Hàn Quốc đã chạm mốc 1 triệu vào giữa tháng 6 và dự kiến sẽ đạt 4 triệu thuê bao vào cuối năm nay.
Ông Warren nói rằng: Một trong những động lực chính của việc chấp nhận 5G nhanh chóng ở nước này là các nhà mạng đang trợ cấp rất nhiều cho các thiết bị 5G (50%). Ông cũng nói thêm rằng: Các công ty viễn thông đang cung cấp mức giá hấp dẫn cho 5G so với công nghệ 4G, bao gồm các gói dữ liệu không giới hạn.
Ông cho biết: 80% thuê bao 5G của nhà mạng KT Corp hiện đang đăng ký gói không giới hạn, trong khi 70% thuê bao 5G của nhà mạng SK Telecom và LG Uplus đăng ký gói không giới hạn và “các dịch vụ 5G ban đầu ở Hàn Quốc tập trung vào nội dung, đòi hỏi dung lượng cao” - Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu 5G thuộc Trung tâm Nghiên cứu của Samsung nhấn mạnh thêm.
Ba nhà mạng Hàn Quốc đã ra mắt dịch vụ thương mại 5G giới hạn vào tháng 12/2018 như một phần của thỏa thuận với Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc để triển khai đồng thời nhằm tránh cạnh tranh quá mức.
Vào tháng 6/2018, Hàn Quốc đã hoàn thành một quy trình đấu thầu thông qua đó họ đã cấp phổ tần ở cả hai băng tần 3,5 GHz và 28 GHz cho các nhà mạng. Chính phủ đã cung cấp tổng cộng 280 MHz trong phổ tần 3,5 GHz và 2.400 MHz trong phổ tần 28 GHz. Phổ tần được chia thành 28 khối và 24 khối.
Các nhà khai thác tham gia SK Telecom, KT Corp và LG Uplus có giới hạn 10 khối cho mỗi phổ tần. Các công ty viễn thông đã trả tổng cộng 3,6183 nghìn tỷ won (3,3 tỷ Đô la) cho phổ tần, cao hơn 340 tỷ won so với giá khởi điểm 3,3 nghìn tỷ won. Thời hạn giấy phép phổ tần 3,5 GHz là 10 năm và phổ tần 28 GHz là 5 năm.