4 doanh nghiệp gồm: Công ty mạng lưới Viettel – Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel); Công ty thông tin di động – Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Công ty cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu; Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội.
Đây là những đơn vị có số lượng xin cấp giấy phép nhiều nhất (chủ yếu là giấy phép cho truyền dẫn viba), có trình độ, năng lực ứng dụng CNTT và giao dịch điện tử.
Trong quá trình tham gia thí điểm, các doanh nghiệp sử dụng tài khoản truy nhập “Hệ thống đăng ký cấp phép qua mạng” (do Cục Tần số Vô tuyến điện cấp) để lập hồ sơ đề nghị cấp phép cho các tuyến viba. Cục sẽ nhận hồ sơ và giải quyết cấp phép điện tử theo yêu cầu.
Sau đó, doanh nghiệp sẽ nhận được danh sách (bản giấy, dấu đỏ) các tuyến viba được cấp phép và các giấy phép điện tử được chữ ký điện tử có chứng thực theo quy định (Cục Tần số sử dụng chữ ký điện tử có xác thực điện tử do ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp).
Tất cả các giấy phép sẽ được công bố trên “Hệ thống đăng ký cấp phép qua mạng” tại website của Cục Tần số Vô tuyến điện http://www.rfd.gov.vn/.
Trên thực tế, nhu cầu sử dụng tần số cũng như số lượng giấy phép tần số ngày càng tăng, đặc biệt là giấy phép viba. Tính đến tháng 6/2011, Cục Tần số Vô tuyến điện đã cấp giấy phép cho khoảng 30.000 tuyến viba đang hoạt động, tương đương 30.000 giấy phép. Việc sử dụng một số lượng lớn giấy phép giấy đã gây khó khăn trong công tác quản lý và tra cứu dữ liệu.
Thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Bộ TT&TT, Cục Tần số Vô tuyến điện đã triển khai việc đăng ký hồ sơ đề nghị cấp phép tần số qua mạng, đem lại thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện.
Thí điểm cấp giấy phép điện tử cho các tuyến viba thông qua “Hệ thống đăng ký cấp phép qua mạng” là nỗ lực tiếp theo nhằm nâng cao hơn nữa sự thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việc thí điểm kéo dài đến quý 3/2012.
Xuân Bách
(Theo ICTnews.vn)