Trao đổi về vấn đề hợp tác song phương, Việt Nam đã cập nhật thông tin về băng tần cho các hệ thống băng rộng, tình hình ấn định và cấp phép tần số, các hoạt động kiểm soát tần số, phát triển dịch vụ vệ tinh và dịch vụ nghiên cứu khoa học; Trung Quốc đã cập nhật các thể lệ/ quy định mới ban hành, quy hoạch băng tần cho các hệ thống di động 5G, băng tần cho NB-IoT.
Hai bên đều nhất trí về nhu cầu tìm kiếm thêm băng tần để phát triển các hệ thống IMT nhằm mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng; đồng thời thống nhất sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm về quản lý tần số, tổ chức cuộc họp phối hợp tần số vùng biên và phối hợp vệ tinh, trao đổi quan điểm về các chương trình nghị sự WRC 19, trao đổi thông tin về hệ thống kiểm soát tần số.
Về vấn đề phối hợp sử dụng các kênh tần số di động tại khu vực vùng biên giới, cơ quan quản lý tần số và các nhà khai thác di động của hai nước hoàn thành việc đàm phán việc sử dụng các kênh 3G tại băng tần 2100 MHz.
Theo kết quả thỏa thuận này, hai bên đã thống nhất các đoạn băng tần dùng chung, dùng riêng của mỗi bên, cùng với đó là mức cường độ trường tối đa mỗi bên có thể sử dụng cho các đoạn băng tần dùng chung, dùng riêng.
Kết quả phối hợp là sở cứ quan trọng, góp phần tạo ra một “biên giới tần số” ổn định và hiệu quả giữa Việt Nam và Trung Quốc.