Cuộc đấu giá băng rộng lớn tại Mỹ.

21/08/2007

(rfd.gov.vn)-

      Sang năm tới FCC dự kiến đưa ra đấu giá một số băng tần giá trị cao sẽ giải phóng vào năm 2009 khi Mỹ chuyển sang truyền hình số. Các kênh tần số đang dùng cho truyền hình tương tự từ kênh 42 đến kênh 59 sẽ được giải phóng này được coi là tài sản “mặt tiền” của thế giới vô tuyến. Lý do là tần số ở băng tần này là lý tưởng cho truyền Internet không dây xuyên tường và cây cối. Ngoài ra, băng tần này có khả năng phủ sóng rộng với chi phí thấp.

     Chính phủ Mỹ có thể thu được hơn 10 tỷ đô la từ việc đấu giá này. Nhưng quá trình thực hiện và người chiến thắng sẽ phụ thuộc nhiều vào các quy định đấu thầu  FCC đang soạn thảo. Điều này làm dấy lên cuộc chạy đua lobby trước đấu giá.

     FCC  đưa ra các quy định đấu giá vào cuộc họp Ủy ban 28 tháng Sáu. Tuy nhiên do tính phức tạp của các vấn đề, công việc có thể sẽ bị trì hoãn đến cuối hè 2007.

     AT&T, Sprint Nextel, Verizon Wireless và T – Mobile là các gương mặt thường thắng trong các cuộc đấu giá trước đây. Tuy nhiên, Chủ tịch FCC Ông Kevin Martin và các Ủy  viên Ủy ban muốn dùng cuộc đấu giá này để thu hút những gương mặt mới, những công ty sẽ tạo nên “ đường ống thứ ba” cung cấp Internet tốc độ cao.

     Hịên nay, số thuê bao số và cáp của các công ty điện thoại cùng kiểm soát 96% thị trường băng rộng. Chủ tịch FCC Martin coi việc phát triển đường ống thứ 3 sử dụng công nghệ băng rộng với giá thành hợp lý là một trong số các ưu tiên hàng đầu của ông và gọi cuộc đấu giá 2009 là “ cơ hội quan trọng duy nhất để đạt được mục tiêu đó”.

     Martin không phải là người duy nhất tìm kiếm  đường ống thứ ba. Yahoo, Google, eBay, Intel, nhà cung cấp dịch vụ Skype và truyền hình qua vệ tinh Echostar, DirectTV đã liên kết lại và đề nghị FCC cho phép họ cùng đấu thầu băng tần. Những công ty này cũng muốn các công ty điện thoại và cáp như Comcast, Cablevision mất quyền thống trị trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet.

     Các hiệp hội người tiêu dùng, bao gồm Hiệp Hội người tiêu dùng và Liên đoàn người tiêu dùng của Mỹ đã tập hợp lại với tiêu chí “ Hãy giành lấy phổ tần của chúng ta” và đề nghị FCC  phân bổ một nửa số phổ tần trên cho mạng mở, tức là cho phép hàng loạt các công ty cung cấp dịch vụ Internet không dây trên cùng một số tần số. Các hiệp hội cho rằng sự cạnh tranh như vậy sẽ làm giảm giá thành, cho phép nhiều người sử dụng được truy cập Internet không dây hơn. Khoảng 250.000 người đã ký vào bản đề nghị trực tuyến ủng hộ quan điểm của các Hiệp hội người tiêu dùng này.

     Không có gì đáng ngạc nhiên khi các công ty điện thoại và cáp chống đối lại việc dành  băng tần cho truy cập mở và giải thích rằng điều đó sẽ phá hoại việc đấu giá. Giám đốc phụ trách công nghệ của Verizon, Ông Dick Lynch tuyên bố với Giám đốc Ủy ban Thương mại: “ Việc dồn các băng tần cho truy cập mở sẽ làm giảm sự quan tâm đến các băng tần dành cho đấu giá” và tiêu diệt sự sáng tạo. Các công ty còn phản đối cả việc yêu cầu các công ty thắng thầu phải xây dựng xong mạng lưới hệ thống trong khoảng thời gian quy định. (Những yêu cầu này nhằm mục đích đảm bảo các công ty không mua băng tần chỉ với mục đích phá hoại cạnh tranh).

     Bên dưới những xáo động về băng tần này chính là Wimax, một công nghệ mới ra đời hứa hẹn mạng lưới Internet tốc độ cao trên toàn thế giới. Hãy hình dung nó như một mạng Wifi diện rộng và hơn hẳn các mạng tế bào nhờ khả năng truyền sóng tới 18 dặm tính từ một điểm đơn lẻ.

     Nhưng công nghệ này hiện vẫn còn khá non nớt, và những nhà cung cấp dịch vụ đi đầu như  Clearwire hiện nay yêu cầu khách hàng phải kết nối với hệ thống của họ bằng những modem đặc biệt. Cuối năm nay, Clearwire sẽ cho phép khách hàng của họ thay modem bằng PC card. Intel, một cổ đông của Clearwire dự định đưa công nghệ này vào laptop trong năm sau.

     Martin, Nghị sĩ Cộng hòa, coi Wimax là sự kế tiếp của DSL và cáp, Wimax có thể cung cấp truy cập tốc độ cao ở Mỹ. Thật khó tin là hiện Mỹ đang đứng thứ 20 trên thế giới với tỷ lệ 20 người trên 100 dân có truy cập web tốc độ cao, ít hơn Nhật, Hàn quốc và hầu hết các nước châu Âu. Ủy viên FCC ông Jonathan Adelstein, Đảng Dân chủ, cùng chia sẻ mối quan tâm của ông Martin “ Mỗi năm chúng ta lại tụt xuống phía dưới của danh sách, vấn đề này phải được chính phủ ưu tiên nhiều hơn nữa. Chúng ta cần phải thúc đẩy sự cạnh tranh quan trọng này”.

     Nhưng tìm được cách thức tốt nhất để thúc đẩy cạnh tranh không đơn giản. FCC đang cân nhắc về đề nghị truy cập mở, phân bổ bao nhiêu băng tần cho dịch vụ bảo vệ cộng đồng, bao nhiêu băng tần cho đấu giá và giới hạn địa lý phân bổ cho đấu giá như thế nào. Cũng cần quan tâm tới việc cách đấu giá sẽ ảnh hưởng thế nào tới số tiền thu được cho Ngân khố Mỹ.

     Sen. John Kerry, D-Mass cảnh báo trong cuộc họp ủy ban thương mại: “Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến doanh thu. Doanh thu dài hạn thông qua việc thúc đẩy thị trường phát triển sẽ vượt xa doanh thu trước mắt từ đấu giá.”

     Martin cũng chỉ ra rằng ông ủng hộ đề xuất của nhóm Google cho đấu thầu chung các block băng tần lớn bởi sự liên minh sẽ mang lại nhà thầu tiềm năng duy nhất hứa hẹn một mạng lưới rộng khắp toàn quốc. Ông cũng muốn các nhà thầu phải thỏa thuận thiết lập mạng lưới trong khoảng thời gian quy định.

     Nhu cầu tần số căng thẳng có thể làm ảnh hưởng đến nỗ lực có một mạng lưới vô tuyến mới trên toàn quốc. Có quá  nhiều nhà thầu tiềm năng và quá ít băng tần để bán, Giám đốc điều hành Clearwire Ông Benjamin Wolf e rằng sẽ không có công ty nào có đủ tần số để phát triển -  “ Tôi không nghĩ là các đại gia sẽ để điều đó xảy ra, chính họ cũng cần băng tần. Tất cả họ cần thêm băng tần nếu họ muốn kinh doanh cung cấp thêm dữ liệu”.

     Cho đến nay, cả Hạ Nghị viện và FCC đều mệt mỏi với việc “ độc quyền đôi quá thoải mái”   của DSL và Internet có dây tốc độ cao và  vị trí thấp kém của Mỹ về băng rộng.

     Nhiều người tin rằng nếu AT&T và Verizon đấu giá được nhiều tần số, họ có thể sẽ không nâng tốc độ băng rộng trong mạng vô tuyến tế bào của mình vì sợ mất các khách hàng DSL.

     Vì thế, trông chờ FCC đưa ra các quy định giúp được các nhà khai thác khác không phải là điều dễ xảy ra. Họ phải tuân theo đúng các quy tắc bởi viễn thông Internet không loại trừ các quy định quản lý như điện thoại.  Đi quá xa có thể sẽ khiến các công ty điện thoại và Comcast, Cablevision và Cox đâm đơn kiện.

                                                            Tác giả: Tim Doyle – Forbes

                                                           Người dịch: Nguyễn Thu Hiền