trong những năm qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tần số đã được ban hành, trong đó văn bản quy phạm pháp luật cao nhất là pháp lệnh bưu chính, viễn thông được uỷ ban thường vụ quốc hội ban hành năm 2002; và các nghị định về tần số vô tuyến điện, về xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; cùng hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác do bộ thông tin và truyền thông hoặc liên bộ ban hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc thúc đẩy phát triển thông tin vô tuyến điện.
tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển bùng nổ của thông tin vô tuyến việc hiện nay, bộ thông tin và truyền thông đã xác định cần thiết xây dựng luật tần số vô tuyến điện để nâng tầm pháp lý và điều chỉnh một số nội dung hạn chế của các văn bản hiện hành.
dự án luật tần số vô tuyến điện được đưa vào chương trình chính thức xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 của quốc hội khoá xii.
trong 2 ngày 18/8 và 21/8/2008 vừa qua, bộ thông tin và truyền thông đã tổ chức hội thảo tại hà nội và tại thành phố hồ chí minh để lấy ý kiến đóng góp xây dựng luật tần số vô tuyến điện .
hội thảo do thứ trưởng thường trực bộ thông tin và truyền thông lê nam thắng chủ trì.
cùng tham dự hội thảo có đại diện của uỷ ban khoa học công nghệ môi trường của quốc hội, đại biểu quốc hội chuyên trách, đại diện văn phòng chính phủ, bộ tư pháp, đại diện các cơ quan, bộ ngành có liên quan như: ban cơ yếu chính phủ, bộ khoa học công nghệ, bộ tài chính, bộ kế hoạch đầu tư, bộ thương mại, bộ nội vụ, bộ thuỷ sản, bộ ngoại giao, cục hàng không dân dụng việt nam, đại diện đài truyền hình việt nam, đài tiếng nói việt nam, hội vô tuyến điện tử việt nam, đại diện một số sở thông tin và truyền thông khu vực phía bắc và phía nam cùng với các đơn vị công an, quốc phòng, các đơn vị trực tiếp sử dụng tần số thuộc mạng thông tin vô tuyến điện dùng riêng.
ông đoàn quang hoan – cục trưởng cục tần số vô tuyến điện thay mặt ban soạn thảo luật tần số vô tuyến điện đã giới thiệu về sự cần thiết phải xây dựng luật về tần số vô tuyến điện, những mục tiêu mà luật tần số vtđ phải đạt được, đồng thời giới thiệu về những nội dung chính mà dự thảo luật đã đề cập.
ông nhấn mạnh, các chế tài quản lý tần số phải nhằm thúc đẩy sự phát triển thông tin vô tuyến điện và các ứng dụng sóng vô tuyến điện, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của việt nam khi hội nhập quốc tế.
hội thảo đã tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và người sử dụng tần số trực tiếp xoay quanh những nội dung chủ yếu của dự thảo luật.
kết thúc buổi hội thảo, thứ trưởng thường trực lê nam thắng đánh giá cao những nỗ lực của ban soạn thảo, tổ biên tập trong việc xây dựng dự thảo luật tần số vtđ. đặc biệt, thứ trưởng cũng ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu tại hội thảo, đây là những ý kiến có trách nhiệm và mang tính thực tiễn cao. thứ trưởng yêu cầu ban soạn thảo nghiên cứu, tổng hợp và chọn lọc các ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo luật tần số vô tuyến điện.
dự kiến vào tháng cuối tháng 9/2008, dự thảo luật tần số vô tuyến điện sẽ tiếp tục được tổ chức hội thảo tại đà nẵng để lấy ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, các đài phát thanh, truyền hình. sau đó, hoàn thiện và gửi văn bản lấy ý kiến chính thức của các đơn vị liên quan và đăng tải trên website của bộ thông tin và truyền thông để lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng quan tâm.