Theo báo cáo sơ kết, 6 tháng đầu năm 2012 Cục Tần số VTĐ đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ đã đề ra, nổi bật là:
Hoàn thành đúng tiến độ chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tần số VTĐ của Chính phủ và Bộ TTTT: Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; Bộ TTT và Bộ Giao thông Vận tải ký ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ di động hàng không, nghiệp vụ dẫn đường hàng không; Bộ TTTT ban hành Thông tư về thiết bị được miễn giấy phép; Bộ TTT ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về vấn đề đầu tư máy phát hình tương tự trong giai đoạn chuyển đổi sang số, văn bản gửi các nhà sản xuất thiết bị thu hình thông báo nội dung Đề án số hoá.
Cấp mới và gia hạn gần 18.000 giấy phép, trong đó 493 giấy phép PTTH; 14.349 giấy phép lưu dộng dùng riêng; 389 giấy phép cố định; 163 giấy phép cố định quan vệ tinh; 433 giấy phép đài tàu; 844 giấy phép truyền thanh không dây và 212 giấy phép cho phương tiện nghề cá. Cấp 13.135 giấy phép điện tử cho 04 doanh nghiệp viễn thông là Viettel, Mobiphone, Hanoi Telecom, GTel Mobile..
Kiểm soát lưu động 35 tỉnh, thành phố, phát hiện 494 vi phạm, xử lý 435 vi phạm, các vi phạm còn lại đang tiếp tục xử lý, tiếp nhận và xử lý 36 vụ can nhiễu, kiểm tra định kỳ 398 cơ quan tại 10 tỉnh, thành phố.
Đo kiểm tra tham số phát xạ của 218 thiết bị phát thanh truyền hình, truyền thanh không dây làm cơ sở cho việc cấp phép, xử lý can nhiễu, làm sạch phổ tần số quốc gia, ngăn ngừa can nhiễu có hại cho các hệ thống thông tin VTĐ hoạt động hợp pháp.
Phối hợp với VCTV, SCTV, HTVC xử lý 300 điểm bị can nhiễu truyền hình cáp gây sang truyền hình số của AVG.
Xử phạt đối với 25 tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về sử dụng tần số VTĐ. Thực hiện thanh tra Đài Phát thanh truyền hình Thanh Hóa, Viễn thông Thanh Hóa, Viễn thông Hà Nam, đang thực hiện thanh tra Công ty mạng lưới Viettel.
Hoàn thành điều chỉnh công suất và vùng phủ cho các mạng 2G theo kết quả phối hợp với Lào, Campuchia. Phối hợp vị trí quỹ đạo và hỗ trợ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam hoàn thành dự án phóng vệ tinh VINASAT 2, tiếp tục thực hiện các công tác đăng ký tần số quĩ đạo và hoàn thành phối hợp quỹ đạo với các nước Mỹ, Đức, Canada, Brazil, Arập Saudi, Băng tần X với Pháp, Maroco, Belarus,Libya, Bahrain, Iran cho dự án VNREDSAT-1, hoàn thành đăng ký tần số cho vệ tinh tầm trung (MEO) của FPT. Networks), đàm phán phối hợp trạm VSAT của đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh với các mạng vệ tinh và mạng mặt đất của Trung Quốc bị ảnh hưởng và đã hoàn thành phối hợp cho trạm VSAT sử dụng VINASAT-1 ở Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh.
Tổ chức thành công hội thảo vô tuyến băng rộng và quản lý tần số đối với vô tuyến băng rộng với sự tham gia trình bày của các chuyên gia cao cấp đến từ các cơ quan và tổ chức có uy tín như Liên minh Châu Âu (EU), Tổ chức thông tin di động Châu Á Thái Bình Dương (GSMA), các nhà sản xuất thiết bị, các nhà khai thác di động trong nước và quốc tế (NTT Docomo, Ericsson, Intel, Huawei, Qualcomm, Nokia Siemens
Tham dự tích cực các Hội nghị WRC-2012, Hội nghị RA, Hội nghị trù bị cho WRC-2015. Cục đã có 2 báo cáo đóng góp, tham gia thảo luận về 28 chủ đề và có hơn 40 ý kiến, nhiều đề xuất liên quan đến nghiệp vụ vô tuyến, quỹ đạo vệ tinh đã được thông qua.
Đăng ký tần số quốc tế cho 50 tần số trên 42 giấy phép hàng không, hoàn thành phối hợp cho 65 đài trái đất của VTI, đăng ký tần số cho 580 tuyến viba trong băng tần 21.4 – 22 GHz với ITU để đạt mục đích bảo vệ viba trong băng tần này.
Phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông: tham mưu cho UBND 11 tỉnh, thành phố ban hành 11 văn bản, chỉ thị về quản lý tần số tại địa phương, tổ chức 49 đợt hướng dẫn nghiệp vụ quản lý tần số, cấp 844 giấy phép mạng truyền thanh không dây, 212 giấy phép cho các phương tiện nghề cá, tổ chức 42 đợt kiểm tra định kỳ, thực hiện kiểm tra đối với 317 tổ chức, cá nhân, xử lý đối với 289 vi phạm, xử lý xong 20/21 vụ can nhiễu; tổ chức 37 đợt tuyên truyền pháp luật tại 23 tỉnh, thành phố.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, tác nghiệp: hơn 80% văn bản, tài liệu, hồ sơ công việc được xử lý, giải quyết thông qua phương tiện điện tử như Net-Office, Email, hệ thống chương trình cấp phép qua mạng tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp phần mềm quản trị nhân sự, phần mềm kiểm tra kiểm soát, đưa vào sử dụng phần mềm phục vụ đo EMC trong dự án Cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phần mềm cấp phép tàu cá. Hoàn thành xây dựng và đưa vào áp dụng các văn bản hệ thống và các quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
Trong 6 tháng cuối năm 2012, Cục đề ra các nhiệm vụ trọng tâm: Hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật, quy hoạch tần số như Thông tư quy định chi tiết về thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về băng tần được đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, Thông tư về phối hợp xử lý can nhiễu giữa các đài thông tin vô tuyến điện phục vụ mục đích kinh tế xã hội - quốc phòng - an ninh, Thông tư về lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện, Thông tư về Quy hoạch kênh tần số cho các nghiệp vụ cố định và lưu động mặt đất băng tần (30-30000)MHz, Quy hoạch phân bổ kênh tần số cho phát thanh FM băng tần 87MHz-108 MHz đến 2020, Thông tư về Quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất băng tần VHF/UHF tới năm 2020; Mở rộng các đối tượng cấp phép điện tử, gia hạn giấy phép cho tầu cá; Phối hợp tần số khu vực biên giới Lào, Trung Quốc, tổ chức Hội nghị Nhóm vô tuyến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 13 và Hội nghị khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chuẩn bị cho Hội nghị Thông tin vô tuyến thế giới năm 2015, đăng ký phối hợp và xử lý hồ sơ vệ tinh cho các mạng vệ tinh của dự án VINASAT-2, đăng ký và phối hợp cho dự án vệ tinh quan sát mặt đất – phi địa tĩnh VNRedSat-1; Triển khai các dự án về Hệ thống kỹ thuật kiểm soát tần số vô tuyến điện đến năm 2020, nâng cao năng lực kiểm soát tần số, xử lý can nhiễu, kiểm tra, thanh tra tần số vô tuyến điện. Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các thiết bị vô tuyến điện; Phối hợp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn truyền thanh không dây, thiết bị gây nhiễu, truyền hình cáp. Hoàn thành Kế hoạch đầu tư XDCB, Kế hoạch thu chi và nộp Ngân sách nhà nước năm 2012;...
Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về các khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, trong đó tập trung chủ yếu về công tác cấp phép, quản lý tần số đối với mạng PTTH, đặc biệt truyền thanh không dây, gia hạn giấy phép và quản lý tần số đối với đài tàu cá...
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TTTT Lê Nam Thắng đánh giá 6 tháng đầu năm 2012 Cục đã làm được rất nhiều việc, qua đó tiếp tục góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, trên không. Thứ trưởng chỉ đạo 6 tháng cuối năm 2012, Cục cần quyết tâm hoàn thành xong các văn bản cơ bản về quản lý tần số để đảm bảo triển khai thống nhất, đồng bộ; tập trung hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch tần số phù hợp kết quả Hội nghị WRC 2012, quy hoạch tần số cho truyền hình; Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý tần số đối với phương tiện nghề cá; bám sát các kế hoạch triển khai Hệ thống kỹ thuật kiểm soát tần số VTĐ; tăng cường hoạt động phối hợp tần số quốc tế; ...
Buổi chiều cùng ngày, Hội nghị thảo luận về các nhiệm vụ cụ thể của Cục trong 6 tháng cuối năm 2012.
VP