Ông Đỗ Đình Roanh – Phó Giám đốc Trung tâm Tần số VTĐ khu vực VI
Tham dự Hội nghị có ông Đỗ Đình Roanh – Phó Giám đốc Trung tâm và cán bộ, chuyên viên các đơn vị liên quan thuộc Trung tâm; ông Hoàng Việt Hùng – Giám đốc Sở và cán bộ, chuyên viên các đơn vị liên quan thuộc Sở cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý và đơn vị sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như: Lãnh đạo Đài PTTH tỉnh; Trưởng phòng và chuyên viên phòng Văn hóa thông tin cấp huyện; Trưởng đài và cán bộ kỹ thuật của Đài Truyền thanh - Truyền hình của 07 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Đỗ Đình Roanh đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác quản lý tần số vô tuyến điện đối với các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện đặc biệt đối với nghiệp vụ quảng bá. Việc quản lý tốt nghiệp vụ quảng bá vừa mang lại lợi ích cho người sử dụng dịch vụ phát thanh truyền hình vừa mang lại lợi ích cho nhà nước đồng thời hạn chế tối đa các can nhiễu có thể xảy ra cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện khác.
Quang cảnh tại hội nghị
Tại Hội nghị, cán bộ Phòng Nghiệp vụ đã phổ biến đến các đại biểu các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện nói chung như Luật Tần số vô tuyến điện; Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 Quy định chi tiết và hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện, sử dụng chung tần số vô tuyến điện; Nghị định số 51/2011/NĐ-CP ngày 27/6/2011 Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện; Quyết định số 22/2005/QĐ-BTC ngày 11/4/2005 của Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện.
Riêng trong lĩnh vực Phát thanh, truyền hình, cán bộ Phòng Nghiệp vụ đã giới thiệu đến các đại biểu dự hội nghị về Tổng quan tình hình phát triển của phát thanh, truyền hình Việt nam, lộ trình số hóa truyền hình Việt nam và xu hướng số hóa truyền hình của một số nước trên thế giới và các văn bản cụ thể liên quan đến phát thanh truyền hình như: Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/2/1009 Phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020; Chị thị số 03/2011/CT-BTTTT ngày 03/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về tăng cường công tác quản lý chất lượng đối với thiết bị phát thanh, truyền hình và truyền thanh không dây; Các vụ can nhiễu điển hình do các Đài Phát thanh Truyền hình gây ra cho các mạng đài thông tin vô tuyến điện khác, đặc biệt nhấn mạnh các can nhiễu do các máy phát thanh FM gây ra cho mạng đài dẫn đường hàng không, cơ chế gây can nhiễu và các giải pháp khắc phục khi có can nhiễu xảy ra.
Ngoài ra tại Hội nghị, cán bộ Phòng Nghiệp vụ cũng đã trình bày các dự thảo Quy hoạch sử dụng kênh tần số phát thanh FM băng tần 87 -108MHz đến năm 2020; dự thảo Quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất băng tần V/UHF đến năm 2020 để các đại biểu tham dự biết và có định hướng triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Ông Hoàng Việt Hùng – Giám đốc Sở TT&TT phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, ông Hoàng Việt Hùng – Giám đốc Sở mong muốn các Phòng văn hóa thông tin cấp huyện tiếp tục nâng cao năng lực quản lý thông tin và truyền thông tại địa phương để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này; ông cũng đề nghị các đài phát, truyền hình chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước trong việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đặc biệt là trong công tác quản lý chất lượng thiết bị nhằm hạn chế tối đa các can nhiễu có thể xảy ra.
Phóng viên Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Quảng Bình, Báo Quảng Bình đã đến dự và đưa tin về hội nghị.
Phan Văn Hòa
Phòng Nghiệp vụ - Trung tâm VI