Truyền hình số mặt đất không chỉ đem lại lợi ích về chất lượng chương trình truyền hình mà còn đem lại lợi ích về phổ tần số vô tuyến điện. Truyền hình số mặt đất sẽ sử dụng phổ tần số ít hơn so với truyền hình tương tự. Khi hoàn thành số hóa truyền hình, một phần băng tần UHF sử dụng cho truyền hình mặt đất sẽ được giải phóng và dành cho dịch vụ thông tin di động băng rộng và một số dịch vụ thông tin vô tuyến khác.
Hội nghị là cơ hội để các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp có cơ hội thảo luận các vấn đề mà Việt Nam đặc biệt quan tâm như xu hướng lựa chọn công nghệ truyền hình số mặt đất, kinh nghiệm về chuyển đổi truyền hình tương tự sang số, mạng đơn tần, bộ chỉ tiêu kỹ thuật quốc gia cho truyền hình số và sử dụng băng tần sau số hóa truyền hình số, đánh giá can nhiễu giữa LTE và DVB-T2, sự hội tụ của băng rộng và truyền hình.
Các nội dung của hội nghị sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình số hóa truyền hình, xây dựng quy hoạch, lựa chọn công nghệ truyền hình số cũng như sử dụng phổ tần hài hòa trong khu vực. Tại Hội nghị ASPF-2, Việt Nam sẽ tham dự 02 bài trình bày: “Sử dụng hài hòa băng tần lợi ích số hóa truyền hình (Digital Dividend) cho các nước ASEAN” (do Cục Tần số vô tuyến điện trình bày); “Mạng đơn tần và đa tần, ảnh hưởng của mạng đơn tần đối với quy hoạch tần số” ( do Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu trình bày). Tham gia trình bày còn có các diễn giả là các chuyên gia của nhiều nước ASEAN, Liên minh Châu Âu và các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu thế giới hiện nay.
Độc giả có thể tìm hiểu thêm qua nguồn thông tin sau:
.