Đối với các hãng sản xuất và nhà mạng lớn, 5G thực sự là một công nghệ di động ngày càng phổ biến. Thực tế rất khó mua được một chiếc điện thoại thông minh (smartphone) mới không hỗ trợ 5G ở các thị trường phương Tây. Tuy nhiên, không phải chủ sở hữu điện thoại nào cũng nhận thấy được những lợi ích của 5G.
Nâng cao chất lượng phủ sóng
Trong năm 2021 sẽ diễn ra các đợt triển khai 5G rộng rãi hơn. Nhiều thị trấn và thành phố mới sẽ được phủ sóng 5G. Tuy nhiên, phải mất thêm hơn một năm nữa phạm vi phủ sóng của 5G trên toàn cầu mới có thể sánh ngang với phạm vi phủ sóng hiện có của 4G LTE.
Năm 2021, 5G sẽ có các bước tiến mới ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Ví dụ, triển khai 5G trên băng tần mmWave sơ bộ được lên kế hoạch trên khắp châu Âu, Trung Quốc, Mỹ Latinh, Úc và các khu vực Đông Nam Á trong suốt năm 2021 cùng với Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. mmWave đáp ứng tốc độ dữ liệu đa gigabit ở cự ly ngắn, nhằm đáp ứng nhu cầu tại các khu vực có sức chứa lớn như các sân vận động thể thao và trung tâm thành phố.
Các nâng cấp mạng được mong đợi khác bao gồm việc triển khai phổ tần FDD dưới 6GHz ở Trung Quốc, Nhật Bản và Úc. FDD cho phép truyền tải đường lên và đường xuống cùng lúc trên các tần số khác nhau. Nó được sử dụng ở các dải tần số thấp hơn, đóng vai trò quan trọng để mở rộng vùng phủ sóng 5G ở cự ly xa.
5G sẽ không chỉ khả dụng cho các trung tâm thành phố trong những tháng và năm tới. Phạm vi phủ sóng 5G ở băng tần 600 MHz của nhà mạng T-Mobile, Mỹ ở đang ngày càng được mở rộng là ví dụ. Đồng thời, sự phát triển liên tục của công nghệ tích hợp sóng mang sẽ cho phép người dùng truyền dữ liệu trên phạm vi ngày càng mở rộng của phổ tần 5G để có tốc độ tốt hơn và thông suốt hơn.
Điểm mấu chốt là chúng ta có thể mong đợi một dải phổ rộng hơn được sử dụng cho mạng 5G trong năm 2021. Điều này sẽ không chỉ cải thiện tốc độ dữ liệu và độ tin cậy của mạng mà còn giúp tăng cường phạm vi phủ sóng trên toàn cầu.
Thu hẹp khoảng cách với 5G độc lập
Còn nhiều điều nữa sẽ đến từ 5G trong dài hạn, với sự chuyển đổi cuối cùng từ mạng không độc lập (non-standalone) sang mạng độc lập (standalone). Các mạng thế hệ thứ năm hiện tại hầu hết chỉ là sự bổ sung dữ liệu cho cơ sở hạ tầng 4G LTE hiện có. Điều này có nghĩa là mạng 4G vẫn cần thiết để xử lý các cuộc gọi thoại, xác minh tài khoản và các nhu cầu cần thiết khác.
Cuối cùng, các mạng sẽ chuyển đổi sang 5G độc lập, nơi toàn bộ mạng chạy trên mạng trợ lõi 5G. Quá trình này đã được tiến hành ở Mỹ. Nhà mạng T-Mobile đã khởi động kiến trúc 5G độc lập vào tháng 8/2020. Mặc dù không phải mọi kết nối của người dùng nhà mạng T-Mobile đều chạy trên mạng độc lập. Tuy nhiên, đây là một bước đầu tiên tích cực và chúng ta sẽ thấy nhiều nhà mạng bắt đầu chuyển đổi này vào năm tới.
Quá trình chuyển đổi tương tự cũng đang được triển khai ở Trung Quốc, thông qua nhà mạng China Telecom và SK Telecom của Hàn Quốc. Tuy nhiên, những đợt triển khai này vẫn đang ở giai đoạn đầu. Năm 2021 dự kiến sẽ chứng kiến các nhà mạng ở châu Âu, châu Mỹ Latinh và Nhật Bản bắt đầu các bước của riêng họ đối với các mạng độc lập ở vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm.
Vẫn còn một thời gian nữa để hoàn thành quá trình chuyển đổi từ 4G sang 5G. Tuy nhiên, năm 2021 sẽ chứng kiến sự bắt đầu của quá trình này ở quy mô có ý nghĩa hơn.
Smartphone 5G có giá phải chăng hơn
Trong năm 2021, điện thoại 5G được kỳ vọng sẽ có mức giá phải chăng. Nhà cung cấp chipset Qualcomm đã mang tính năng modem 5G tích hợp vào danh mục đầu tư Snapdragon 600 của mình và điều tương tự sẽ đến với dòng 400 vào năm sau. Cả hai đều sẽ có giá thấp hơn Snapdragon 888 và 765G phổ biến của năm 2020.
Tương tự như vậy, MediaTek đã mở rộng danh mục đầu tư của mình với các chipset Dimensity 720, 700 và 800U. Rất có thể chúng ta sẽ thấy một hoặc hai con chip tầm trung khác của Samsung, giống như Exynos 1080, trong những tháng tới. Các nhà sản xuất smartphone đang tìm kiếm bộ vi xử lý 5G hiệu quả và có chi phí cạnh tranh hơn. Do đó, giá thiết bị 5G gần như sẽ giảm trong năm 2021.
5G trong năm 2021
5G đã trở thành tâm điểm trong năm 2020 và sẽ trở nên phổ biến hơn vào năm 2021. Các nhà mạng trên khắp thế giới sẽ tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng, cải thiện tốc độ và thực hiện các bước tiếp theo trên con đường phát triển của các tiêu chuẩn kỹ thuật 5G. Ấn Độ đang trông đợi các mạng 5G đầu tiên của nước này đi vào vận hành trong 12 tháng tới. Điều này sẽ thu hút thêm hàng triệu người dùng và Ấn Độ là trong những thị trường smartphone lớn nhất thế giới sẽ bùng nổ vào cuối năm 2021 và vào năm 2022.
Đối với người dùng toàn cầu, giá smartphone 5G sẽ tiếp tục giảm. Khách hàng sẽ được lựa các gói cước dữ liệu giá cả phải chăng vào thời gian thích hợp. Điều này sẽ mang lại cho người dùng tốc độ dữ liệu nhanh hơn và phạm vi phủ sóng rộng hơn.