NCC xác nhận rằng các nhà khai thác của Đài Loan bao gồm: Chunghwa Telecom, Taiwan Mobile, Far EasTone Telecommunications và Taiwan Star Telecom đã giành được phổ tần số trong băng tần 3,5 GHz; trong khi đó nhà khai thác Asia Pacific Telecom đã không giành được bất kỳ giấy phép nào trong băng tần quan trọng này.
Theo nguồn tin từ báo chí địa phương cho biết, đơn giá trên 10 MHz phổ tần trong băng tần 3,5 GHz đạt 5,075 tỷ đô la Đài Loan (tương đương 169 triệu đô la Mỹ), với mức giá này nó đã trở thành băng tần 5G có giá đắt nhất thế giới.
Nhà khai thác
|
Phổ tần giành được trong băng tần 3,5 GHz/số tiền phải trả (đô la Đài Loan)
|
Phổ tần giành được trong băng tần 28 GHz/số tiền phải trả (đô la Đài Loan)
|
Chunghwa Telecom
|
90 MHz/45,675 tỷ
|
600 MHz/618 triệu
|
Far EasTone Telecommunications
|
80 MHz/40,6 tỷ
|
400 MHz/412 triệu
|
Taiwan Mobile
|
60 MHz/30,4 tỷ
|
200 MHz/206 triệu
|
Taiwan Star Telecom
|
40 MHz/19,708 tỷ
|
|
Asia Pacific Telecom
|
|
400 MHz/412 triệu
|
Kết quả đấu giá phổ tần 3,5 GHz và 28 GHz tại Đài Loan
Theo đánh giá của Digitimes thì các nhà khai thác Chunghwa Telecom và Far EasTone Telecommunications, mỗi nhà khai thác dành được băng thông tương ứng là 90 MHz và 80 MHz trong băng tần 3,5 GHz, dự kiến sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt trong một số phân khúc dịch vụ 5G, bao gồm internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data).
Trước đó, NCC cho biết họ đã cung cấp tổng cộng 2.790 MHz băng thông cho cuộc đấu giá này, bao gồm 270 MHz từ băng tần 3,5 GHz, 2500 MHz từ băng tần 28 GHz và thêm 20 MHz từ băng tần 1800 MHz, đây là 20 MHz còn lại từ một cuộc đấu giá 4G trước đó.
Cơ quan quản lý cho biết, phổ tần số trong băng tần 3,5 GHz đã được chia thành các khối, với 10 MHz mỗi khối, còn trong băng tần 28 GHz thì chia thành các khối 100 MHz, cũng như một khối 20 MHz từ băng tần 1800 MHz.
Về quy trình đấu giá, NCC cho biết, phiên đấu giá 5G được thực hiện thông qua quy trình đấu thầu hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, các nhà thầu đã xác định số lượng khối phổ tần mà họ muốn có được thông qua đấu giá nhiều vòng với đấu thầu dựa trên số lượng. Trong giai đoạn thứ hai, là một phiên đấu giá dựa trên địa điểm, họ tiếp tục tham gia đấu thầu các nhiệm vụ cụ thể theo số lượng khối phổ tần mà họ đã giành được, cho phép các nhà thầu giành được băng thông liền kề và tối đa hóa việc sử dụng phổ tần.
Theo quy tắc của phiên đấu giá phổ tần, mỗi nhà mạng có thể được trao tối đa băng thông 100 MHz trong băng tần 3,5 GHz và 800 MHz trong băng tần 28 GHz.
Trong cuộc đấu giá này, phiên đấu giá băng tần 1800 MHz đã bị phá sản, không nhận được một giá thầu nào.
Trong một diễn biến khác, tại cuộc đấu giá băng tần sóng mmW (hay còn được gọi là cuộc đấu giá 103) bao gồm các băng tần: 37 GHz (37,6-38,6 GHz), băng tần 39 GHz (38,6-40 GHz) và băng tần 47 GHz (47,2-48,2 GHz) đang diễn ra tại Hoa Kỳ, đến hết ngày 16/1 vừa qua, sau 61 vòng đấu giá, Chính phủ Hoa Kỳ đã thu về 7,4 tỷ đô la. Dự kiến số tiền này sẽ tiếp tục tăng lên trong các phiên đấu giá tiếp theo. Tổng số lượng phổ tần đưa ra đấu giá trong cuộc đấu giá 103 này là 3.400 MHz với 14.100 giấy phép được cấp.